Kết quả thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” của Sở Giáo dục và đào tạo |
Thứ hai, 30 Tháng 11 2015 08:36 - 2963 Lượt xem |
|
|
Trong những năm qua, Sở GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong việc nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên và giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh sinh viên sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Từ năm 2013, thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường”, Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung của Đề án. Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác PBGDPL và giảng dạy môn Giáo dục Công dân (GDCD), chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác PBGDPL và giáo viên giảng dạy môn GDCD. Chủ động sáng tạo trong việc biên soạn bộ tài liệu PBGDPL trong nhà trường. Tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội làm tốt công tác PBGDPL bằng các hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thiết thực. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền pháp luật với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; 100 % các trường học và các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền tháng cao điểm ATGT, phòng chống ma túy, HIV/AIDS thông qua các hình thức sinh hoạt tập trung đầu tuần và lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các bài giảng của giáo viên thuộc các môn học như Đạo đức, GDCD, Sinh học, Địa lý, Lịch sử… Đặc biệt, trong năm 2014, lần đầu tiên, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi hùng biện "Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" dành cho học sinh cấp THPT. Hội thi đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là học sinh cấp học THPT theo đúng mục tiêu đã đề ra, đặc biệt học sinh THPT miền núi tham gia đạt được thành tích cao trong hội thi lần này, qua đó cho thấy rằng các em học sinh có rất nhiều băn khoăn trăn trở đối với những tình huống xảy ra trong cuộc sống, hướng các em đến suy nghĩ, hành động tích cực khi đứng trước những tình huống khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Hội thi đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt của các em học sinh về ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật. Tiếp tục với sự thành công mà Hội thi hùng biện "Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" dành cho học sinh cấp THPT năm 2014 mang lại. Năm 2015, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức hùng biện "Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" dành cho học sinh cấp THCS vào ngày 25-26/11/2015. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách công tác PBGDPL trong nhà trường, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động, người học trong toàn ngành và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện cũng được chú trọng. Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn, cấp phát các tài liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng với nội dung về công tác PBGDPL trong nhà trường. Ngay từ đầu mỗi năm học, Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc bổ sung tủ sách pháp luật tại đơn vị. Hiện nay, qua khảo sát tại đơn vị, có khoảng 90% đơn vị đã thiết lập tủ sách pháp luật. Đặc biệt, Sở GD&ĐT còn tổ chức cho 100% HSSV trong các trường học tham gia ký cam kết thực hiện công tác phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt luật khi tham gia giao thông vào đầu mỗi năm học. Bên cạnh những kết quả trên, hiện nay, công tác PBGDPL trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: Các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa còn rập khuôn, hiện tượng dạy học nặng về kiến thức, nhẹ về rèn luyện kỹ năng cho người học còn khá phổ biến. Tài liệu phục vụ cho công tác PBGDPL chưa được cập nhật kịp thời, đặc biệt ở phần kiến thức pháp luật nhiều nội dung không còn phù hợp cần điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với đối tượng. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT ngày càng nhiều nhưng đội ngũ làm công tác PBGDPL chưa có biên chế chính thức, phần lớn là kiêm nhiệm nên việc đầu tư chuyên môn cho công tác PBGDPL trong nhà trường còn hạn chế, khó đảm bảo đạt hiệu quả cao. Kinh phí thực hiện công tác PBGDPL chưa cao, hầu hết chỉ đáp ứng cho hình thức tuyên truyền miệng, các hình thức còn lại đơn vị phải đầu tư thời gian nhiều, kinh phí lớn nên hạn chế sử dụng làm cho công tác này chưa được sinh động, phong phú còn mờ nhạt ở một số trường. Qua thực tiễn 03 năm triển khai Đề án, Sở GD&ĐT rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Cần xây dựng và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong nhà trường từ các Bộ, ngành, địa phương, các trường đến các chủ thể trực tiếp triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường. Đây là nhiệm vụ chính trị phục vụ mục tiêu đâò tạo những công dân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường một cách bài bản, đồng bộ và có hệ thống. Hình thành tổ chức chuyên trách để tham mưu cho lãnh đạo và chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với các lực lượng trong và ngoài đơn vị trong việc triển khai công tác PBGDPL. Bố trí cán bộ được đào tạo có chuyên môn, có nhiệt tình, am hiểu pháp luật phụ trách công tác PBGDPL. Có kế hoạch cụ thể cả về nhiệm vụ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác để triển khai và tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện một cách thường xuyên. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác PBGDPL trong và ngoài ngành giáo dục./. Thu Hiền Tin mới:
Các tin khác:
|