• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 5 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
 Thứ ba, 09 Tháng 4 2019 18:30 - 653 Lượt xem
PDF. In Email

Ngày 15/3/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Theo đó, Thông tư này quy định về đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (sau đây gọi chung là bồi dưỡng); trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư đối với việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng; xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thông tư này áp dụng đối với các luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Sau đây là một số nội dung trọng tâm của Thông tư:
Về nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng: Bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng; bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Về nội dung, hình thức bồi dưỡng: Thông tư quy định, tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung bồi dưỡng bao gồm một hoặc một số nội dung sau: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư; Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật; Kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư; Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư. Việc bồi dưỡng được tổ chức dưới hình thức khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư.
Về thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng: Thông tư nêu rõ, thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 8 giờ/năm. Luật sư được tính quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng trong năm đó khi thuộc một trong các trường hợp như: Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư; tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư; tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này; tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp; tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài; tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 1 ngày trở lên về các nội dung đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư; kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức...
Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn, những người được miễn nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm là luật sư đang làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nữ luật sư có con dưới 12 tháng tuổi; luật sư vì lý do bệnh tật có đơn đề nghị và được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư xác nhận; luật sư từ đủ 70 tuổi trở lên và có trên 20 năm hành nghề luật sư; luật sư phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh và thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 3 tháng trở lên có Giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/5/2019, thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 07/4/2014 của Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư./.

Tấn Chánh


Tin mới:
  • Kể từ ngày 25/6/2019 việc tuyển dụng công chức cấp xã phải qua thi tuyển
  • UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Luật Công an nhân dân, Luật An ninh mạng và Luật Đặc xá năm 2018
  • UBND tỉnh hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở
  • Bộ Công an ban hành biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới
  • Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh
Các tin khác:
  • Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2019
  • Chính phủ quy định về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
  • Quy định mới của Chính phủ về Tủ sách pháp luật
  • Hướng dẫn mới về thi hành Luật Nuôi con nuôi
  • UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này