• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 13 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
 Thứ tư, 30 Tháng 5 2018 09:25 - 995 Lượt xem
PDF. In Email

Ngày 25/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị  số 14/CT-TTg về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng vào mọi mặt đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 sẽ ngày càng có nhiều thiết bị thông minh kết nối mạng. Những thiết bị này khi bị lây nhiễm các loại mã độc sẽ gây mất an toàn thông tin, tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Trong các năm 2016 và 2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc đã làm thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.

Để nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số giải pháp sau:

a) Khẩn trương phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thời hạn hoàn thành xác định hệ thống thông tin cấp độ 4, cấp độ 5: Tháng 11 năm 2018.

b) Tăng cường sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử tại các đơn vị, tổ chức trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

c) Bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới. Thời hạn hoàn thành: Tháng 12 năm 2018.

Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật.

Cũng theo Chỉ thị, trong các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc.

Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khi mua sắm các thiết bị điện tử có kết nối Internet (như camera giám sát, router, modem DSL…) cần thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin; trước khi đưa vào sử dụng cần thiết lập cấu hình an toàn thông tin phù hợp với quy định, tuyệt đối không sử dụng cấu hình mặc định.

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Phê duyệt các nội dung theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử; tận dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có để thiết lập hệ thống kỹ thuật chủ động theo dõi, rà quét phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam; kịp thời cảnh báo, yêu cầu xử lý, bóc gỡ. Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc giữa hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng liên quan với giải pháp phòng, chống mã độc ở các bộ, ngành, địa phương, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thành lập và duy trì hoạt động “Nhóm chuyên gia” để phối hợp phân tích, xác định, phát hiện ra các mã độc đặc biệt nguy hiểm, các mạng máy tính nhiễm mã độc lớn; tư vấn giải pháp xử lý, bóc gỡ. Tổ chức phát động và chỉ đạo các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng với sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an toàn thông tin…

Bộ Công an chủ trì thực hiện điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý tội phạm phát tán hoặc thực hiện các cuộc tấn công mạng bằng mã độc.

Các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, các cổng/trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tăng cường các bài viết, chương trình, dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền, phổ biến về tác hại và phương thức phòng, chống mã độc.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phát động hội viên tham gia các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng. Chủ động kết hợp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tác hại và phương thức phòng, chống mã độc tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam và cuộc thi “Sinh viên với an toàn thông tin” hàng năm…

Văn Cả


Tin mới:
  • Hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2018 do Bộ Tư pháp tổ chức
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính đang bị tạm giữ
  • UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số quy định về bổ nhiệm chức danh cán bộ
  • 06 điều kiện để nhà đã xây trái phép không bị tháo dỡ, kể từ ngày 12/6/2018
  • Quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Các tin khác:
  • Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn về áp dụng án treo
  • UBND tỉnh ban hành tiêu chí xác định hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (VPHC) có nội dung phức tạp
  • Chính phủ quy định mức xử phạt mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
  • Quy định mới về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
  • Bộ Tư pháp ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này