• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 11 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Quy định mới về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
 Thứ tư, 16 Tháng 5 2018 11:51 - 906 Lượt xem
PDF. In Email

Ngày 08/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Theo đó, Quyết định này áp dụng đối với cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và tương đương (gọi tắt là thôn, tổ dân phố) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Sau đây là một số nội dung quan trọng của Quyết định trên:
Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định. Theo cách hiểu thông thường, "hương ước" là tên văn bản thường được dùng cho các địa bàn dân cư nông thôn; còn "quy ước" thường được dùng cho các địa bàn dân cư đô thị. Tuy nhiên, theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, việc lựa chọn tên gọi "hương ước" hoặc "quy ước" do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
Nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư và mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quyết định này.
Hình thức của hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư. Đối với thôn, tổ dân phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xem xét, quyết định việc dịch hương ước, quy ước sang tiếng dân tộc thiểu số để bảo đảm huy động đông đảo người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua dự thảo hương ước, quy ước và thực hiện sau khi được công nhận.
Ngoài việc quy định cụ thể các bước soạn thảo, thông qua, công nhận, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; công tác thông tin, phổ biến hương ước, quy ước; Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg còn quy định rõ về việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm. Theo đó, UBND cấp huyện có thẩm quyền xử lý hương ước, quy ước vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 16 của Quyết định; Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hương ước, quy ước quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 16 của Quyết định trong trường hợp UBND cấp huyện không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật.
Hình thức xử lý hương ước, quy ước vi phạm bao gồm: Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước; bãi bỏ hương ước, quy ước.
Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Các hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt theo Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà nội dung phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Quyết định này thì được tiếp tục thực hiện. Nếu không phù hợp hoặc không đúng thẩm quyền công nhận thì phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc tiến hành thủ tục công nhận theo quy định tại Quyết định này trước ngày 31/12/2018. Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, hương ước, quy ước chưa được công nhận phải được tiến hành thủ tục công nhận theo quy định tại Quyết định này./.

Minh Tâm


Tin mới:
  • Quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
  • Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
  • Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn về áp dụng án treo
  • UBND tỉnh ban hành tiêu chí xác định hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (VPHC) có nội dung phức tạp
  • Chính phủ quy định mức xử phạt mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Các tin khác:
  • Bộ Tư pháp ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp
  • Lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm
  • Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
  • Chính phủ quy định về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong một số trường hợp cụ thể
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này