• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 8 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Những trường hợp không được tha tù trước thời hạn
 Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 09:54 - 1101 Lượt xem
PDF. In Email

Tính khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta được thể hiện qua rất nhiều quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14, ngày 20/6/2017), đặc biệt là những quy định mang tính nguyên tắc được thể hiện ở phần các quy định chung. Cụ thể, tại Điều 66 Bộ luật hình sự 2015, quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện, là một chính sách hình sự vừa thể hiện được tính nhân đạo sâu sắc đối với người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù vừa có ý nghĩa giáo dục, động viên những người đang chấp hành hình phạt tù khác phấn đấu hoàn lương, phục thiện để sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định các điều kiện tha tù trước thời hạn, Bộ luật hình sự 2015 vẫn có những quy định cụ thể về các trường hợp không được tha tù trước thời hạn, nhằm thể hiện tính nghiêm khắc của Nhà nước như là biện pháp răn đe trước đối với những trường hợp phạm tội gây nguy hại cho an ninh quốc gia, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người...
Dưới đây, là các quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015 về những trường hợp không được tha tù trước thời hạn:
Một là, người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cụ thể: Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 110 (tội gián điệp), Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), Điều 112 (tội bạo loạn), Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Điều 115 (tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội), Điều 116 (tội phá hoại chính sách đoàn kết), Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Điều 118 (tội phá rối an ninh), Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ), Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân).
Hai là, người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XXVI của Bộ luật hình sự 2015, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Cụ thể: Điều 421 (tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược), Điều 422 (tội chống loài người), Điều 423 (tội phạm chiến tranh), Điều 424 (tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê), Điều 425 (tội làm lính đánh thuê).
Ba là, người phạm tội khủng bố, quy định tại Điều 299 của Bộ luật hình sự 2015.
Bốn là, người phạm các tội quy định tại Chương XIV (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người), nếu bị kết án từ 10 năm tù trở lên.
Năm là, người phạm tội các tội quy định tại các điều sau đây mà bị kết án từ 7 năm tù trờ lên: Điều 168 (tội cướp tài sản), Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy) và Điều 252 (chiếm đoạt chất ma túy).
Sáu là, người bị kết án tử hình được ân giảm xuống tù chung thân hoặc người bị kết án tử hình nhưng thuộc trường hợp không thi hành án tử hình, theo khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 (Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.)

Nguyễn Kỳ Sanh


Tin mới:
  • Quảng Nam cung cấp 412 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4
  • Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước
  • Chính phủ quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
  • Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL)
  • Quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Các tin khác:
  • Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC)
  • Quảng Nam phấn đấu tối thiểu 70% thủ tục hành chính thực hiện theo quy trình “4 tại chỗ” tại Trung tâm hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh
  • UBND tỉnh bổ sung thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh
  • Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này