• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 7 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án
 Thứ ba, 31 Tháng 10 2017 13:57 - 1113 Lượt xem
PDF. In Email

Ngày 16/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp. Theo đó, Nghị định quy định đối tượng áp dụng bao gồm: Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nguyên tắc áp dụng: Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; việc nộp tiền, tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án được quy định cụ thể: Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó; nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp này phải hoàn thành việc nộp tiền. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
Nghị định số 115/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018./.

Thanh Linh


Tin mới:
  • Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC)
  • Quảng Nam phấn đấu tối thiểu 70% thủ tục hành chính thực hiện theo quy trình “4 tại chỗ” tại Trung tâm hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh
  • UBND tỉnh bổ sung thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh
  • Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
Các tin khác:
  • Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
  • Quy định mới về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
  • Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
  • Quy định mới của Chính phủ về ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)
  • UBND tỉnh quy định mức chi công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này