Công tác phổ biến pháp luật có hiệu quả hay không xuất phát từ khâu xây dựng kế hoạch |
Thứ ba, 25 Tháng 12 2012 15:31 - 1502 Lượt xem |
|
|
Nhà nước ta đang trong quá trình hoàn thiện để trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Nhà nước lấy pháp luật làm công cụ để điều chỉnh mọi hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Để có được nhà nước pháp quyền như vậy, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp; ý thức người dân về chấp hành pháp luật; việc triển khai áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng ….. Trong số những yếu tố trên, yếu tố nào cũng có vai trò quan trọng, nhưng suy cho cùng, các văn bản pháp luật đó có đến được người dân hay không, nhân dân có tự giác thực hiện hay không, đây là vấn đề quan trọng nhất. Như vậy, vấn đề ở đây là pháp luật phải đi vào cuộc sống và được mọi người dân tiếp nhận nó như cuộc sống cần cái ăn, cái mặc…. Cho nên, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân là quan trọng nhất; là đối tượng nhiều nhất, khó khăn nhất, và đây là việc làm không thể làm một, hai lần, làm một thời gian ngắn là xong mà phải kiên trì, sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp từng nhóm đối tượng, vùng miền, thôn, xóm và được toàn xã hội tham gia thực hiện. Hiện nay công tác tuyên truyền, phổ biến đã được Quốc hội thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, đây là một sự kiện quan trọng đối những người làm công tác phổ biến; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đã xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như xác định một số hình thức tuyên truyền chủ yếu. Tuy nhiên, do số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hằng năm là quá lớn lại thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên để công tác PBGDPL đem lại hiệu quả thiết thực thì cần lựa chọn các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống và hoạt động nghề nghiệp của người dân. Để triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả nói chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nói riêng, việc làm đầu tiên và cực kỳ quan trọng đó là việc xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn cũng như ngắn hạn, đây là khâu đầu tiên trong các tác nghiệp thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật của các ngành và địa phương; nếu đơn vị nào, địa phương nào xây dựng kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì hiệu quả càng cao. Để xây dựng kế hoạch cụ thể và dễ triển khai thực hiện có hiệu quả, theo quan điểm cá nhân của tôi, thì công tác xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng, do đó cán bộ, công chức khi xây dựng kế hoạch cần phải trả lời cho được các câu hỏi sau: Đối tượng là ai?, nội dung pháp luật nào?, lực lượng tham gia, hình thức, thời gian, địa điểm tuyên truyền ?. Để trả lời các câu hỏi nêu trên thì người làm công tác phổ biến khi xây dựng kế hoạch cần xác định rõ đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến là đồng bằng hay miền núi; dân tộc kinh hay dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của người dân đó ở mức độ nào…. Trên cơ sở xác định được đối tượng cần truyên truyền chúng ta mới chọn được nội dung pháp luật cần phải tuyên truyền phù hợp (người dân cần pháp luật nào); cũng như khi đã xác định được đối tượng và nội dung thì khi đó chúng ta cần chọn hình thức tuyên truyền nào cho phù hợp (trực tiếp hay gián tiếp); trên cơ sở xác định được đối tượng, hình thức tuyên truyền ta tiếp tục chọn lực lượng tham gia tuyên truyền (báo cáo viên, tuyên truyền viên) cho phù hợp đối tượng nhằm tránh lảng phí; cũng như chọn địa điểm và thời gian tuyên tuyền cho phù hợp từng đối tượng cần tuyên truyền. Như vậy, để các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống từng bước thay đổi hành vi của người dân nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho nên công tác tuyên truyền, phổ biến có vai trò hết sức quan trọng và có đạt được nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ làm công tác này; cho nên lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục đích của tuyên truyền “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”./. Quỳnh Ly Tin mới:
Các tin khác:
|