Chứng thực “sao y bản chính” tiếng nước ngoài: phải ... “nhắm mắt làm liều” |
Thứ tư, 10 Tháng 12 2014 15:34 - 10657 Lượt xem |
|
|
Ngày 20/6/2014, Luật công chứng (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật này có nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung; trong đó có quy định công chứng viên cũng được giao nhiệm vụ chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật về chứng thực (Điều 77).
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp việc phân biệt đâu là bản chính, đâu là bản sao để có thể thực hiện chứng thực được các loại giấy tờ đó hay không cũng đã là vấn đề khó khăn, do đó việc “nhắm mắt làm liều” là chuyện khó tránh khỏi. Bởi nếu từ chối thì có thể bị đương sự khiếu nại. Trong hầu hết các trường hợp như vậy cán bộ làm công tác chứng thực không việc gì phải từ chối vì nếu thực hiện sai cũng khó có thể bị “quy trách nhiệm” bởi đây là công việc mà pháp luật buộc họ phải thực hiện, trong khi họ không có am hiểu về ngoại ngữ cần thiết để thực hiện công việc này. Cũng xin nói thêm rằng việc quy định phân cấp thẩm quyền trong việc thực hiện chứng thực là nhằm mục đích tạo thuận lợi tốt hơn các yêu cầu của công dân. Tuy nhiên, điều cơ bản và cốt lõi trong việc thực hiện chứng thực vẫn là bảo đảm tính an toàn về mặt pháp lý. Còn nếu chỉ vì mục đích tạo thuận tiện hơn cho công dân thì có thể quy định thêm để cấp xã được thực hiện việc chứng thực sao y giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài cũng chẳng sao cả. Bởi xét cho cùng, để đối chiếu một bản photocopy từ bản gốc tiếng Nga, tiếng Lào hay một thứ tiếng “a bờ cờ” nào khác thì dù là chuyên viên Phòng Tư pháp, công chứng viên ở các tổ chức hành nghề công chứng hay công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã... cũng đều “lúng túng” như nhau. Người viết bài này thiết nghĩ, để tránh rủi ro trong việc công chứng, chứng thực cũng như rủi ro trong việc tiếp nhận hồ sơ của các cơ quan liên quan, thì hoặc là cần giao thẩm quyền này cho cơ quan khác có chuyên môn sâu về ngoại ngữ, hoặc tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghiệp vụ, đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ tham mưu để hạn chế tối đa tính rủi ro trong quá trình thực thi công vụ./. Thanh Bình Tin mới:
Các tin khác:
|