• Trang chủ
  • |
  • Tư vấn pháp luật
  • |
  • Hộp thư công vụ
  • |
  • Liên hệ
  • Giới thiệu hội đồng PBGDPL
  • Thông tin tuyên truyền, PBGDPL
  • Nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật
  • Đề cương tuyên truyền pháp luật
  • Chính sách pháp luật
  • Nghiên cứu trao đổi
  • DS báo cáo viên pháp luật tỉnh
  • Tài liệu hòa giải cơ sở
  • Sự kiện - Bình luận
  • Tiếp cận pháp luật
  • Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL

Tiểu phẩm tuyên truyền PL

  • Tôi đã sai rồi
  • Cái nương là của nhà mình
  • Bài học đắt giá
  • Dân kiểm tra
  • Như là tai họa

Liên kết bổ ích

  • Bài giảng trực tuyến
  • Tủ sách pháp luật
  • Tờ gấp, pano, áp phích
  • Cổng thông tin điện tử pháp điển
  • Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam

Liên kết web

Thống kê truy cập

Hiện có 6 khách Trực tuyến
HTML Hit Counter
Chế độ đãi ngộ đối với người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài
 Thứ hai, 30 Tháng 7 2018 10:14 - 929 Lượt xem
PDF. In Email

Ngày 20/7/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2018/NĐ-CP quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, đang định cư ở nước ngoài.
Theo đó, đối tượng được hưởng bao gồm:
Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia.
Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài, gồm: (i) Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp; (ii) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; (iii) Dân quân tập trung ở miền Bắc, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; (iv) Du kích tập trung; (v) Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K; (vi) Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến.
Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, gồm: (i) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội, công an, cơ yếu sau ngày 30/4/1975; (ii) Công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân, viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; (iii) Cán bộ xã, phường, thị trấn, dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý....
Dân công hỏa tuyến, được ủy ban hành chính hoặc UBND cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường đang định cư ở nước ngoài: (i) Tham gia kháng chiến chống Pháp; (ii) Tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Thân nhân của đối tượng, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Quy định mức hỗ trợ: Được tính theo số năm thực tế tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tô quôc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến, cụ thể như sau: Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ bằng, 4.000.000 đồng; trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.
Trường hợp đã từ trần trước ngày quy định này có hiệu lực thi hành thì thân nhân đối tượng được hỗ trợ một lần bằng 6.000.000 đồng.
Về thời gian tính hưởng chế độ: Đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân là tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu. Các đối tượng còn lại là thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Trường hợp, một người có thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia dân công hỏa tuyến thuộc các nhóm đối tượng khác nhau hoặc có thời gian công tác gian đoạn thì được cộng dồn. Thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 06 tháng trở lên được tính bằng một năm, dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.
Quy định một số chế độ đãi ngộ khác: Đối tượng được hưởng chể độ, khi có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ được cấp "Giấy chứng nhận" người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quôc, làm nhiệm vụ quôc tế...
Trường hợp về nước định cư: Đối tượng đã được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định kể từ tháng về nước định cư, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối tượng người có công với cách mạng, cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật vê bảo hiểm xã hội hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2018./.

Thanh Linh


Tin mới:
  • Quy định của Chính phủ về việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”
  • UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp trong công tác quản lý XLVPHC và TDTHPL
  • Chính phủ sửa đổi, bổ sung trường hợp tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
  • Xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
  • Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Các tin khác:
  • Một số quy định mới của Luật Tố cáo năm 2018
  • Nghị định số 99/2018/NĐ-CP: quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
  • Một số nội dung cần lưu ý khi thực hiện công tác kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện
  • Quảng Nam ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2018
  • Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2018
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH QUẢNG NAM

Trụ sở: 06 Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3852244 - Fax:0235.3852244 - Email: stp@quangnam.gov.vn

Email: stp@quangnam.gov.vn | Website: www.pbgdpl.quangnam.gov.vn

Ghi rõ nguồn "www.pbgdpl.quangnam.gov.vn" khi đưa lại thông tin từ website này