Xử phạt đến 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội
 Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 14:04 - 1301 Lượt xem
In

Ngày 22/8/ 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối tượng áp dụng: Người sử dụng lao động; người lao động; cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC theo quy định tại Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp và của các cơ quan Nhà nước:

1. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH;

3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng.

5. Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB và XH có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

6. Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB và XH có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

7. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

8. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

9. Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi VPHC quy định tại Chương IV của Nghị định này phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

Ngoài ra, Chính phủ còn quy định về thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác, đó là: Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi VPHC quy định tại Chương IV của Nghị định. Cụ thể: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100.000.000 đồng; Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2013. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01/7/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định của Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức VPHC. Đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35 Nghị định.

Một số hành vi vi phạm và mức xử phạt VPHC cụ thể trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bạn đọc có thể xem thêm tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP tại đây ./.

Thanh Linh


Tin mới:
Các tin khác: