Góp ý vào việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 |
Thứ năm, 17 Tháng 11 2011 09:39 - 4194 Lượt xem |
|
|
Hiến pháp là Luật cơ bản, Luật “gốc”, là cơ sở để xây dựng các đạo luật khác, hình thành nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. Bản thân Hiến pháp không thể tự đi vào cuộc sống nếu như nó không được thể chế hóa bằng các văn bản luật cụ thể. Do đó để tham gia ý kiến vào việc tổng kết thi hành Hiến Pháp, không thể không đề cập đến những văn bản luật liên quan đến những vấn đề lớn, quan trọng được quy định trực tiếp trong Hiến pháp, trong đó có Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Bài viết dưới đây đề cập đến một vấn đề liên quan đến cơ chế giám sát của HĐND trong Luật Tổ chức HĐND và UBND. CẦN THỰC HIỆN CƠ CHẾ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU Nguyễn Kỳ Sanh (*) Tại khoản 5 Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quy định một trong các hoạt động giám sát của HĐND là: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu”. Và theo khoản 1 Điều 65 của Luật trên, thì trình tự bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau: “A) Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm; B) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân; C) Hội đồng nhân dân thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm”. Như vậy, có thể nói rằng việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, không phải là hoạt động giám sát thường xuyên theo định kỳ, mà là hoạt động chủ yếu mang tính chất xử lý khi có“sự cố” phát sinh. Tức là khi có một người nào đó giữ chức danh do HĐND bầu ra mà có vi phạm pháp luật hoặc những sai phạm khác về phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống... có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, vị trí, chất lượng công việc của người đó mà HĐND thấy cần phải có hình thức xử lý. Trong thực tế, có không ít trường hợp người giữ chức danh do HĐND bầu tuy chưa vi pháp luật (nói theo nghĩa phải có chứng cứ đầy đủ), nhưng có nhiều biểu hiện bất minh như bỗng dưng giàu lên nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, để nội bộ cơ quan xãy ra tình trạng mất đoàn kết kéo dài, sa sút về phẩm chất đạo đức hoặc tư cách, lối sống... bị dư luận đàm tiếu chê bai nhưng không có cơ sở để đưa ra cho HĐND đánh giá mức độ tín nhiệm đối với họ. Chúng tôi cho rằng việc quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, như Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện nay là một cơ chế bất cập. Nguyên nhân của sự bất cập này xuất phát từ quan niệm cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một cá nhân nào đó là để có cơ sở xử lý đối với người đó hơn là để nhắc nhỡ họ thường xuyên phải nâng cao ý thức trách nhiệm trước nhân dân. Với cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm như hiện nay sẽ dễ dẫn đến tình trạng có một số người giữ chức danh do HĐND bầu luôn biết tìm cách giữ mình sao cho khỏi “bị lộ” ra trước pháp luật hơn là tự giác tu dưỡng để hoàn thiện mình phục vụ nhân dân. Tức là chúng ta đang có một cơ chế có thể sinh ra những người sống không thật lòng, tìm cách đối phó, giấu giếm sai phạm, khuyết điểm... miễn là không để “nỗi cộm” lên vấn đề gì là có thể yên tâm “phục vụ nhân dân” trên cái chức danh mà HĐND đã dành cho họ. Chúng ta thử hình dung, khoản 5 Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, thay vì quy định như hiện nay: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu”; sẽ được sửa đổi, bổ sung lại là: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo định kỳ thường xuyên vào kỳ họp cuối năm”. Như vậy có nghĩa là tất cả mọi chức danh do HĐND bầu ra đều phải được HĐND đánh giá kết quả làm việc thường xuyên thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm. Điều gì sẽ diễn ra sau khi bổ sung thêm 10 chữ “theo định kỳ thường xuyên vào kỳ họp cuối năm” vào sau đuôi quy định hiện hành? Chúng tôi thấy rằng, đã là con người thì ai cũng muốn có danh dự, uy tín trước xã hội, hơn thế nữa là những người giữ các trọng trách do HĐND bầu ra. Do đó, nếu được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên hằng năm trước HĐND, những người có trách nhiệm sẽ luôn tăng cường phấn đấu rèn luyện bản thân mình ngày một tốt hơn. Người ta làm cho mình tốt hơn không chỉ để nâng cao uy tín, danh dự của bản thân mà còn là sự cạnh tranh lành mạnh trước các đồng nghiệp, đồng chí để giữ gìn địa vị, tăng khả năng phấn đấu phục vụ nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, việc bỏ phiếu tín nhiệm thường xuyên hằng năm đối với các chức danh do HĐND bầu, sẽ làm cho vai trò và sự có mặt của HĐND trong trong cơ cấu bộ máy Nhà nước trở nên thiết thực và hiệu quả hơn. Vấn đề chúng tôi muốn nói thêm ở đây là, việc lấy phiếu tín nhiệm của HĐND trước hết không phải nhằm mục đích tìm ra người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán (50%) để đưa ra xử lý, mà cái chính là để xác định “thước đo” chỉ số tín nhiệm hằng năm đối với những người được HĐND bầu ra, để họ biết mình phải làm gì trong thời gian tiếp theo. Do đó kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu phải được công bố công khai cho cử tri biết ngay sau khi cuộc họp HĐND kết thúc. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng trong bộ máy Nhà nước không thể để một người giữ chức vụ do HĐND bầu ra mà lại bị HĐND bất tín nhiệm liên tiếp trong 2 năm liền hoặc 3 năm trong một nhiệm kỳ 5 năm. Rõ ràng đối với những trường hợp này cần phải có chế tài. Theo chúng tôi chế tài cần đưa ra để xử lý đối với những người bị HĐND bất tín nhiệm trong những trường hợp này như sau: 1- Đối với người bị HĐND bất tín nhiệm 2 năm liền hoặc 3 năm trong nhiệm kỳ 5 năm thì phải bố trí làm công việc khác có chức danh thấp hơn và không được ứng cử đại biểu HĐND cùng cấp trong nhiệm kỳ tiếp theo; 2- Trường hợp bị HĐND bất tín nhiệm nhưng đồng thời phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng về tư cách đạo đức, lối sống thì cần phải tiếp tục được xử lý theo các quy định khác của pháp luật./. Tin mới:
Các tin khác:
|