Giới thiệu một số nội dung chính về luật phòng, chống mua bán người
 Thứ năm, 05 Tháng 4 2012 09:31 - 3729 Lượt xem
In

Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng tinh vi phức tạp. Đáng chú ý, có nhiều trường hợp đưa sang nước ngoài làm gái mại dâm, bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân tử vong. Do dó, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Phòng, chống mua bán người và có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 01-01-2012. Xin giới thiệu cùng bạn đọc những nội dung cơ bản như sau:

Luật Phòng, chống mua bán người quy định phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc phòng, chống mua bán người; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân; hành vi mua bán người trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi buôn bán người. Qua đó, Luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc mua bán người mà công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi mua bán người. Các hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi vi phạm về phòng, chống mua bán người; trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người. Những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân, tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân, giả mạo là nạn nhân. Người thực hiện hành vi vi phạm các điều cấm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi vi phạm của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.

Luật Phòng, chống mua bán người quy định những nguyên tắc phòng, chống mua bán người mang tính chất đồng bộ các biên pháp phòng ngừa chung thông qua thông tin, tuyên truyền, giáo dục mọi người nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống mua bán người, chống kỳ thị phân biệt đối xử với nạn nhân; phát hiện, xử lý triệt để các hành vi bị nghiêm cấm. Tư vấn với từng đối tượng nhằm cung cấp những thông tin và giúp cho họ hiểu biết những tình huấn có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.  Quản lý về an ninh, trật tự nhằm hạn chế để loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến nguy cơ mua bán người, nhất là các tỉnh biên giới, cửa khẩu và trên biển. Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch, hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho và nhận con nuôi, giới thiệu việc làm đưa công dân Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài để mua bán người. Ngoài ra, Luật Phòng chống mua bán người ghi nhận các chính sách kết hợp phòng, chống mua bán người với việc thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

Để hạn chế và tiến tới loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng mua bán người, Nhà nước phải phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách việc làm nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân; thông qua các hoạt động của thông tin đại chúng, nhà trường và các cơ sở giáo dục - đào tạo, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ và sự tham gia giáo dục của gia đình và đặc biết là mỗi cá nhân phải ý thức được trách nhiệm của mình khi phát hiện phải báo tin, tố giác. Khi cơ quan và người có thẩn quyền tiếp nhận thông tin, nạn nhân hoặc người thân thích của họ đến khai báo cần phải hỗ trợ ban đầu như: Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; giữ bí mật nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của nạn nhân, hỗ trợ về y tế, tư vấn, tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, đào tọa nghề, giới thiệu việc làm trợ giúp pháp lý; trợ giúp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn để lập nghiệp. Xác định đầu mối, đường dây mua ban người, áp dụng các biên pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân và người thân thích của nạn nhân để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về phòng, chống mua bán người.

Luật Phòng, chống mua bán người giao cho Chính phủ quản lý về phòng, chống mua bán người. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ và giữ vai trò chủ trì trong công tác quản lý, đấu tranh phòng, chống mua bán người, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì trng công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Luật còn giao trách nhiệm cho các bộ, ngành liên quan và địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người. Ngoài ra, Luật Phòng, chống mua bán người nguyên tắc tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiếp pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Thân Phước Thành

                                                                              


Tin mới:
Các tin khác: