Những điều cần biết về: Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh |
Thứ sáu, 20 Tháng 12 2013 15:41 - 1801 Lượt xem |
|
|
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh được Chủ tịch nước công bố ngày 28/6/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2014. Dưới đây là một số nội dung cần biết của Luật gắn liền với đời sống thường ngày của mọi người dân.
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) quy định các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo nguyên tắc, chính sách về GDQP&AN; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và trách nhiệm của công dân về GDQP&AN. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hoạt động GDQP&AN để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cản trở việc thực hiện GDQP&AN và các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Giáo dục QP&AN trong nhà trường: Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân; ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Đối với trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được xác định là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục cho từng loại đối tượng hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân, có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc; nắm vững tình hình, nhiệm vụ QP&AN; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp kinh tế với QP&AN; kết hợp QP&AN với đối ngoại. Bồi dưỡng kiến thức QP&AN trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Người quản lý doanh nghiệp trong khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không thuộc diện bồi dưỡng kiến thức QP&AN, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý, được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, nhằm góp phần nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP&AN theo vị trí, lĩnh vực được phân công phụ trách. Cán bộ, công chức; viên chức quản lý, đại biểu dân cử, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố; trưởng các đoàn thể ở thôn; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được bồi dưỡng kiến thức QP&AN phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ. Thẩm quyền triệu tập, cơ sở bồi dưỡng kiến thức QP&AN: Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư do Chính phủ quy định. Người được bồi dưỡng kiến thức QP&AN được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức QP&AN, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm. Phổ biến kiến thức QP&AN cho toàn dân: Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của MTTQ Việt Nam, tổ chức đoàn thể, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống; lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống; hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao QP&AN; các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư, nhằm giúp cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hiểu biết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, hải đảo; căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức phổ biến kiến thức QP&AN cho người có vai trò và ảnh hưởng tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ tàu, thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình, người lao động ở khu vực biên giới, hải đảo; nhiệm vụ QP&AN trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện phổ biến kiến thức QP&AN theo quy định của pháp luật cho người dân khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cấp tài liệu GDQP&AN cho đồng bào dân tộc thiểu số. UBND các cấp chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp chủ trì, phối hợp với Bộ đội biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Công an địa phương tổ chức phổ biến kiến thức QP&AN cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Giáo viên, giảng viên GDQP&AN bao gồm: Giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái phải có bằng cử nhân GDQP&AN trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên GDQP&AN theo quy định của Chính phủ. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên và báo cáo viên, tuyên truyền viên phải giảng dạy đúng nội dung, chương trình GDQP&AN quy định cho từng đối tượng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và được hưởng chế độ từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về GDQP&AN: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về GDQP&AN trong phạm vi cả nước. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDQP&AN. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về GDQP&AN theo thẩm quyền. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về GDQP&AN tại địa phương./. THÂN PHƯỚC THÀNH Tin mới:
Các tin khác:
|